|

Cơ đốc nhân có thể vấp ngã theo nghĩa bội đạo không?

   Kinh Thánh: Hebero 6:
4 Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh,
5 nếm đạo lành Đức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau,
6 nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường

Một người chưa tin Chúa Giê-su không thể phạm tội bội đạo.

Vậy thì phải chăng Cơ Đốc Nhân là đối tượng có thể “bội đạo” mà tác giả của Hebero đề cập? Hay còn có đối tượng nào khác?
Trước khi đưa ra câu trả lời cho vần đề nầy chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ ý nghĩa của từ “Cứu chuộc”.

Vì cớ tội lỗi của A-Đam, con người hoàn toàn hư hoại trong bản chất (Roma 3:23) không có bất cứ khả năng nào để có thể cứu mình khỏi tình trạng hư mất đời đời. Nhưng bởi Ân điển của Đức Chúa Trời mà con người được cứu nhờ đức tin trong Chúa Giê-su. (Roma 3:24)

Sự Cứu Chuộc không phải là kết quả của việc làm hay nổ lực của con người mà hoàn toàn nhờ vào ân điển của DCT thông qua ĐỨC TIN của chúng ta nơi Chúa Giê-su mà thôi.
Vì con người được cứu bởi đức tin không phải bởi việc làm của mình cho nên con người cũng không thể mất sự cứu rỗi thông qua việc làm của họ.


Kinh thánh là nền tảng vững chắc cho vấn đề nầy.
Ephesô 2:8, 1:4, 7,
Giăng 3:16, 5: 24, 6: 39,7:38, 10:28-29,
Công 26: 19,
Colose 1: 13-14,
Roma 3:23-24, 8:1, 29-30, 32-35, 39
1 Corin 3:14
Giude 24.
1 Giăng 2:1-2
Hêbêrơ 7:23.
1 Giăng 2:1-2

Nhưng vì “Vô tình” nhiều người đã đem một số phần trong kinh thánh ra khỏi bối cảnh và văn mạch của nó và việc đó đã làm cho những phần kinh thánh nầy trở nên cơ sở để phủ nhận sự cứu rỗi chắc chắn mà ĐCT ban cho chúng ta qua sự chết của Chúa Giê- su.

Điển hình như:
“Không phải nói lạy Chúa được vào nước …”
“Nếu ai chối ta thì ta sẽ chối họ trước mặt Cha ta “
“Ta không biết ngươi, hãy lui ra khỏi ta”
“E tôi bị bỏ chăng?”


Cho dù còn có nhiều phần kinh thánh “dường như” mâu thuẩn với “Sự cứu rỗi chắc chắn” thì chúng ta cũng vẫn tin rằng: Kinh thánh không mâu thuẩn với nhau, trái lại toàn bộ kinh thánh hậu thuẩn để Cơ đốc nhân biết rằng chúng ta được cứu bởi đức tin trong Đấng Christ.
“Và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ” 2 Tim 3:15
Nếu như vậy chúng ta cần phải xem xét một cách nghiêm túc Hêbêrơ 6, vì từ những phần kinh thánh nầy “dường như” sự cứu rỗi không còn chắc chắn nữa.

Qua những thông tin từ sách Hê-bê-rơ chúng ta thấy đọc giả là người gốc Do thái. Trong bối cảnh lúc ấy, nếu họ quyết định tiếp nhận Chúa Giê-su thì họ phải đối diện với những tranh chiến lớn lao trong việc rời bỏ hệ thống lễ nghi tôn giáo “đồ sộ”. Họ phải quyết định rời bỏ cái bóng để lấy hình thật (Colose 2:17), bỏ nghi thức tôn giáo để lấy thực tại cứu chuộc , bỏ cái tạm thời để lấy cái đời đời.
Hiểu được bối cảnh rất khó khăn của tín hữu gốc Do thái, chúng ta sẽ thấy họ có nhiều nguy cơ thối lui và vấp ngã.

Khi quyết định tin nhận Chúa Giê-su, họ không đối diện với quyết định bỏ cái xấu để nhận lấy cái tốt, nhưng họ phải chọn bỏ cái tốt để nhận cái tốt hơn Đây là một sự chọn lựa vô cùng khó khăn, và nhất là khi họ biết rằng họ phải trả giá cho quyết định của mình. Danh sách  những cái tốt mà họ phải từ bỏ là :
  • Luật pháp Môi-se.
  • Tôn giáo dân tộc.
  • Chức tế lễ dòng A-rôn.
  • Đền thánh nơi Đức Chúa Trời chọn để ngự giữa dân sự Ngài.
  • Bức màn uy nghiêm trong đền thờ.
  • Lễ nghi trang trọng trong ngày Đại Lễ Chuộc Tội được thực hiện lập đi lập lại hàng năm.
Điều nầy có nghĩa là họ bỏ số đông để lấy thiểu số, trở thành kẻ rời bỏ đức tin của tổ phụ và bị xem là kẻ phản bội và “ hậu quả ” trước mắt sẽ là:
  • Bị gia đình tước quyền thừa kế.
  • Bị trục xuất ra khỏi hội chúng Ysơraên.
  • Mất công ăn việc làm.
  • Bị quấy rối tinh thần và tra tấn thể xác.
  • Bị nhạo báng trong cộng đồng.
  • Bị bỏ tù.
 Tuy nhiên, vẫn có cách để họ ra khỏi sự khó khăn nầy, đó là quay trở lại với giáo hội Do Thái, với luật pháp Môi-se, với những lễ nghi trong đền thờ.
Do đó chúng ta thấy rằng: Chữ “ Vấp Ngã” trong đoạn 6:6 cho ta thấy đó là một quyết định chối bỏ Chúa Giê-su là con đường duy nhất đưa con người đến với Đức Chúa Trời, để quay trở lại với lễ nghi tôn giáo của dân tộc.
Và khi họ quyết định như vậy : “thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường”
Sự “ Vấp ngã” được đề cập ở đây không phải là tội lỗi mà Cơ đốc nhân vi phạm, nhưng nó sự sự vấp ngã trước những áp lực quá lớn của Do thái giáo. Nhiều cơ đốc nhân nghĩ rằng, liên tục phạm tội là “Đóng đinh con Đức Chúa Trời một lần nữa” là “Vấp ngã” và khi nghĩ như thế họ thực sự sợ hãi và lo lắng đến nỗi không còn nhận thấy rằng: tất cả mọi tội lỗi của họ đã được tha thứ một lần đủ cà bởi sự đổ huyết của Chúa Giê-su trên thập tự giá.(Hêbêrơ 10:14)
Kể từ khi Chúa chết trên Thập tự giá thì tội lỗi của con người không còn là nan đề giữa họ với Đức Chúa Trời, Ngài không kể tội cho loài người nữa (2 Cori 5:19). Vấn đề quan trọng mà Đức Chúa Trời quan tâm là: Con người có đức tin để tiếp nhận Chúa Giê-su như là giải pháp duy nhất để đem chúng ta đến với Đức Chúa Trời hay không.
Ở đây, chúng ta thấy đọc giả của Hê-bê-rơ là những người có nhiều nguy cơ chọn lựa việc nổ lực làm theo luật pháp của Do thái giáo như là một giải pháp để họ đến gần Đức Chúa và nhận được sự cứu rỗi. Sự chọn lựa đó tác giả gọi là “ Vấp ngã”. Trong thư tín Ga la ti phao lô đưa ra một lời cảnh báo nghiêm trọng 5:4 : “4 Anh em thảy đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Đấng Christ, mất ân điển rồi.”


Có người nói “Nhưng rỏ ràng là trong câu 4,5 của đoạn 6 là mô tả về Cơ đốc nhân và đều nầy có nghĩa là những Cơ đốc nhân nầy mất sự cứu rỗi là điều chắc chắn” “4 Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, 5 nếm đạo lành Đức Chúa Trời, và quyền phép của đời sau,”
Hầu hết, nếu không nói là tất cả, các trường Kinh thánh đều dạy chúng ta không nên đem một phần kinh thánh ra khỏi văn mạch và bối cảnh của nó.

Theo như tựa đề của thư Hê bê rơ thì đọc giả của sách nầy không phải là Cơ đốc nhân “ngoại bang” và một số so sánh làm rỏ câu 4,5 là mô tả đọc giả của sách.


Dân Do Thái là tuyển dân của Đức Chúa Trời, họ là những người “được soi sáng” cả ngày lẫn đêm khi đi trong đồng vắng (Xuất 13:21), Họ đã nếm sự ban cho từ trời qua bánh Mana hằng ngày, họ đã trở thành người dự phần Đức Thánh Linh khi Đức Chúa Trời giáng Thánh Linh trên bảy mươi trưởng lão (Dân số 11:16-30) Họ đã nếm lời lành của Đức Chúa Trời qua Môi-se. Và họ đã nếm các phép lạ đời sau khi nhìn thấy mọi dấu kỳ phép lạ tại Ê-díp-tô. Nhưng dầu hưỡng nhiều đặc ân thuộc linh, họ vẫn sa ngã trong việc chối bỏ Đấng Mê-si mà “Môi-se và các Đấng tiên tri nói về” (giăng 1:45)và tiếp tục giữ các nghi lễ cũa Do thái giáo.
Còn về chúng ta, những người tin nơi Chúa Giê-su thì có những khác biệt
Dân Do thái chỉ “Nếm” sự ban cho của Đức Chúa Trời thôi, còn Cơ đốc nhân hưởng trọn sự ban cho của Ngài. (Ephêso 1:3)
Dân Do thái chỉ được “dự phần” Về Đức thánh linh còn Cơ đốc nhân Được Thánh Linh chiếm hữu (Giăng 7:38) và Ngài cảm động cơ đốc nhân vừa muốn vừa làm theo ý muốn Ngài -Phi lip 2:13 Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài.

Ms Quách Tâm




Đăng bởi VRF on 08:09. Chuyên Mục: , , . * Lưu ý: - Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu khi viết bình luận. - Nội dung phải liên quan đến chủ đề bài viết. - Không dùng lời lẽ khích bác, thô tục ảnh hưởng đến người khác. - Không đặt link đến Blog/Web khác. - Những góp ý, thắc mắc không liên quan các bạn vui lòng post tại Phòng Phản Hồi. Phòng Phản Hồi. Thân ái! BBT VRF

BÀI MỚI

KHẨU HIỆU

free counters
Free counters
LÊN ĐẦU TRANG